Bí ngô và Halloween

Tác giả : Anthony B. - Communications team Ngày Đăng : 19/10/2021

Đêm kinh hoàng trước Giáng sinh – 1993, Tim Burton

Những quả bí ngô với khuôn mặt ma quái được thắp sáng bởi những ngọn nến là một dấu hiệu rõ ràng của mùa Halloween đang đến. Đây có lẽ là dịp thích hợp nhất để chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc của sự hiện diện của bí ngô trong lễ hội dành cho người đã khuất này.

Nói sơ qua về Halloween, đây là lễ hội có tiền thân là lễ hội Samhain của người Celt (Xen-tơ), kỷ niệm dịp cuối năm và cũng được xem như lễ mừng năm mới, với khoảng 3 – 5 ngày chuyển giao không nằm trong lịch và thuộc về các linh hồn. Vào những thế kỷ đầu Công nguyên, đạo Thiên chúa được phổ biến mạnh ở Châu Âu, những người theo đạo Thiên chúa đã khiến lễ hội này trở thành lễ để vinh danh các vị thánh của Thiên chúa giáo và những người đã khuất nói chung.

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng bàn cụ thể hơn về tầm quan trọng của bí ngô đối với lễ hội Halloween.

Đèn Jack-o’-lantern chạm khắc từ củ cải – Đầu thế kỷ 20, Bảo tàng Cuộc sống Đồng quê, làng Turlough, Ireland.

Mãi cho đến thế kỷ 19, cùng với những làn sóng nhập cư lớn từ Scotland và Ireland, Halloween mới trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ và chỉ thực sự được tổ chức trên khắp nước Mỹ trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20. Cũng trong thời kỳ này, phiên bản đầu tiên của chiếc đèn Jack-o’-lantern truyền thống hiện nay (hay Will-o’-the-wisp, những quả bí ngô nổi tiếng được khoét rỗng và chạm khắc trước khi được thắp nến) đã xuất hiện ở Ireland và sau đó ở Scotland. Cụm từ “đèn lồng chàng Jack” và “ma trơi” có ý nghĩa khác nhau do nguồn gốc của chúng, bởi tùy theo người sáng tạo, chúng đại diện cho quái vật hay linh hồn của người đã khuất và xuất hiện để bảo vệ bản thân khỏi các linh hồn hoặc để làm hoảng sợ những du khách táo bạo.

Năm 1937, tờ báo Limerick Chronicle của Ireland đã nói về một cuộc cạnh tranh trong một quán rượu để giành lấy “vương miện Jack McLantern” xuất sắc nhất. Về nguồn gốc của truyền thống này, kể từ năm 1856 trong cuốn sách Những cổ vật của người Anh, La Mã và Saxon và văn hóa dân gian của Worcestershire, nhà văn dân gian Jabez Allies kể về thời thơ ấu của mình (ông sinh năm 1787) khi mà con cái của những người nông dân đã khắc “Đèn lồng của Hoberdy” từ củ cải trước khi thắp sáng chúng để đuổi những du khách và những người lang thang qua đêm. Thật vậy, nếu ngày nay chúng ta chỉ khắc bí ngô thì trong suốt thế kỷ 19, họ đã khắc lên củ cải, quả bầu hoặc quả bí, tùy theo nguồn gốc xã hội.

Các ma trơi trong bộ phim “Brave” là những linh hồn xuất hiện trước con người để giúp họ thay đổi số phận của mình – 2012, Brave, Mark Andrews / Brenda Chapman, Pixar

Will-o’-the-wisp chỉ là một tên tiếng Anh của wisps, cũng như Jack-o’-lantern (đèn lồng chàng Jack), friar’s lantern (đèn lồng thầy dòng), hobby lantern (đèn lồng yêu tinh) và hinkypunk (quỷ nhỏ một chân nhìn như đám khói màu xanh lam, xám hoặc trắng, có khả năng dụ du khách đi theo chúng vào ban đêm, dưới vỏ bọc của một sinh vật hữu ích, mang đèn). “Wisp” ban đầu dùng để chỉ một ngọn đuốc được làm từ tập hợp các vật liệu dễ cháy, tên “Jack with the lantern” (Jack với chiếc đèn lồng) thực ra là một biến thể của “Will with the torch” (Will với ngọn đuốc), chỉ các hiện tượng tự nhiên chớp nhoáng khác nhau như bóng sét, lửa thánh Elmo, tĩnh điện và ignis fatuus (ma trơi – tiếng Latinh hiện đại được dịch theo nghĩa đen là “lửa điên”). Tất cả những hiện tượng này được cho là do các nàng tiên và những linh hồn chế giễu / linh hồn ma quỷ và xuất hiện để khiến những người dân nông thôn lo lắng tại những nơi họ thường có mặt vào ban đêm. Đặc biệt, will-o’-the-wisps (hay ignis fatuus – ma trơi) tự hiện thân nhờ khí thoát ra từ các xác chết phân hủy kém. Ở nông thôn và các nghĩa trang thời đó, hiện tượng này phổ biến hơn nhiều so với ngày nay.

Đèn lồng bí ngô Jack-o’-lantern

Vẫn theo Jabez Allies, cái tên Jack đầu tiên xuất phát từ một câu chuyện mà một người đàn ông trẻ tuổi tìm cách bẫy quỷ bằng cách lừa hắn ta. Jack sau đó thả hắn ra đổi lấy lời hứa là quỷ sẽ không bao giờ lấy đi linh hồn của anh ta. Tuy nhiên, sau khi chết, Jack không được lên thiên đường vì anh ta quá tệ, mà Satan cũng từ chối chào đón anh ta ở địa ngục vì hắn đã thề không lấy linh hồn của anh. Để chế nhạo Jack, Satan chỉ cho anh ta một ngọn lửa âm phủ sẽ không bao giờ tắt để anh ta có thể tự định hướng cho mình. Jack do đó đã cắt một củ cải để thắp sáng ngọn lửa của mình trong đó và vĩnh viễn đi lang thang với chiếc đèn lồng của mình để đến một nơi mà cuối cùng anh ta có thể tìm thấy sự yên nghỉ.

Tuy nhiên, mặc dù rất khó tìm thấy các nguồn đáng tin cậy, nhưng cái tên này có lẽ đã được sử dụng từ năm 1660 để chỉ những lính canh đi tuần vào ban đêm trước khi trở thành một từ đồng nghĩa với Will-o’-the-wisp vài năm sau đó. Tuy nhiên, từ này có thể được tìm thấy bằng văn bản sớm nhất vào năm 1704 trong tác phẩm châm biếm xã hội A Tale of a Tub (Câu chuyện cái xuồng) của Jonathan Swift: “Đôi khi họ gọi Jack là Chàng Hói; đôi khi là Jack với chiếc đèn lồng; đôi khi là Dutch Jack”.

Cuộc phiêu lưu của Ichabod và Lão Cóc – Jack Kinney, Clyde Geronimi, James Algar, Walt Disney Pictures, 1949

Ngày nay, linh hồn của Halloween thường được nhân cách hóa thành một hình người đầu bí ngô có tên là Jack-o’-lantern. Hình ảnh này thực chất là từ bản chuyển thể của truyện ngắn The Legend of Sleepy Hollow (Truyền thuyết về thung lũng ngủ yên) (1820) của nhà sử học và tiểu thuyết gia Washington Irving.
The Headless Horseman (Kỵ sĩ không đầu), hồn ma của một lính đánh thuê người Đức bị mất đầu bởi một viên đạn đại bác trong Chiến tranh giành độc lập và đang tìm kiếm chiếc đầu bị mất của mình, đã được liên hệ tới Jack-o’-lantern trong hầu hết các bộ phim chuyển thể của ông (hoặc trong các hình minh họa của truyện ngắn) bởi anh ta được thể hiện là luôn mang theo một chiếc đèn lồng để thắp sáng vào ban đêm, hoặc như một vật thay thế cho đầu của anh ta. Ý tưởng đến từ văn bản gốc, nơi một quả bí ngô nghiền nát được tìm thấy, nơi nhân vật chính đã gặp người kỵ sĩ không đầu vào ngày hôm trước. Chúng ta có thể tìm thấy hình ảnh này đặc biệt ở câu chuyện thứ hai của bộ phim Walt Disney năm 1949 The Adventures of Ichabod and Mr. Toad (Cuộc phiêu lưu của Ichabod và Lão Cóc).

Spooky Jack O’ Lantern, bởi BillCreative

Mô tả này kể từ đó đã trở nên vững chắc trong văn hóa đại chúng và giờ đây, thật khó để tưởng tượng Halloween mà không có bí ngô. Vì vậy, hãy tận hưởng dịp này để tạo nên những tác phẩm điêu khắc của riêng bạn dựa trên câu chuyện truyền cảm hứng cho bạn nhất.

Bài viết này có thể hơi kỳ lạ, đó là vì đây vốn là một đoạn trích từ một nghiên cứu chi tiết hơn về Halloween được thực hiện vào năm 2018. Với những ai muốn biết thêm về nguồn gốc của ngày lễ đặc biệt này, bạn có thể đọc toàn bộ bài viết gốc trên trang web của tác giả: Historia Draconis.

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x